Việc hạn chế du lịch quốc tế trên thực tế không làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng thời trang. Khó khăn ở đây là chúng ta khó có thể book một chuyến đi sang Singapore hay Hàn Quốc để du lịch kết hợp mua sắm như trước nữa. Điều này phần nào thúc đẩy nhu cầu mua sắm trong nước của các thương hiệu quốc tế lẫn nội địa. Mặc dù bức tranh tiêu dùng xa xỉ của Việt Nam trong năm 2021 còn khá ảm đạm vì dịch bệnh nhưng chúng ta vẫn tìm thấy một vài điểm sáng. Đó là thương hiệu trang sức Bulgari vàchính thức trở lại, boutique của Dior tại TP.HCM được tân trang và có thêm dòng trang phục nam, hãng xe sang Rolls-Royce khai trương showroom đầu tiên tại Việt Nam, và cửa hàng flagship của thương hiệu Cong Tri chính thức khai trương trên đường Đồng Khởi đắt giá. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hàng xa xỉ quốc tế tại Việt Nam vẫn có thể mua những thương hiệu yêu thích tại các cửa hàng chính thức, hay các nhà bán lẻ đa thương hiệu cao cấp như Runway, labels: hay Dark Gallery.
Bên cạnh trải nghiệm mua sắm vật lý, năm 2022 sẽ tiếp tục ghi nhận sự phát triển của lĩnh vực mua sắm trực tuyến. Theo dữ liệu của ESW, có đến 1/4 lượng người mua sắm đặt hàng trực tuyến từ nước ngoài, bao gồm thế hệ Millennials và Gen Z (trong đó Millennials chi tiêu mạnh tay nhất), tăng 31% so với năm trước đó. Kênh thương mai điện tử Farfetch công bố chỉ số GMV (Tổng giá trị hàng hóa bán được) trong hai năm tăng lên đến 97% trong quý III năm 2021. Hầu hết các thương hiệu thời trang quốc tế cũng đẩy mạnh xây dựng và quảng bá cho nền tảng thương mại điện tử của riêng mình. Tại Việt Nam, các tập đoàn mỹ phẩm và nhãn hiệu cao cấp như Shiseido, L’Oréal, và Estée Lauder đều gặt hái nhiều thành công trên các sàn thương mại điện tử. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng quen dần với việc mua sắm online, kể cả với các mặt hàng đắt tiền hơn và chắc chắn xu hướng mua sắm này sẽ chỉ ngày càng phổ biến hơn.
https://duybrandit.blogspot.com
https://duybrandjoke.blogspot.com
https://duybrandking.blogspot.com